Thực tế chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam

Khi mà Việt Nam chưa có một bộ tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà thực sự thì liệu các chỉ số về các chất ô nhiễm trong nhà của Việt Nam so với các nước trên thế giới sẽ như thế nào?

Để có các số liệu thực tế về CLKK trong nhà ở các tòa nhà văn phòng ở nước ta làm cơ sở tham khảo khi biên soạn TCVN 2020 đối với nhà văn phòng, trong 2 năm 2017- 2018, nhóm nghiên cứu đã khảo sát vi khí hậu, chiếu sáng tự nhiên và chất lượng không khí trong 13 nhà văn phòng, bao gồm: 5 công trình của Hà Nội (Tòa nhà văn phòng trường Đại học Xây dựng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, tòa nhà Zodiac Building, tòa nhà  Gelex Tower và EVN Tower); 4 công trình của Đà Nẵng (Văn phòng Đại học Bách Khoa; tòa nhà Petrolimex; FPT và Điện lực cao thế miền Trung); 4 công trình của TP. Hồ Chí Minh (Văn phòng trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, tòa nhà Điện lực Tân Bình, Bitexco Nam Long, IPC).

Với khu nhà ở cũ, mùa đông năm 2019 và mùa hè năm 2020, nhóm đã tiến hành khảo sát CLKK trong nhà của 3 căn hộ nhà ở đặc trưng ở Hà Nội: Căn hộ trong nhà chung cư cũ 5 tầng (nhà E1, phường Bách Khoa, được sử dụng từ năm 1985); căn hộ nhà chung cư mới, 32 tầng, hiện đại (căn hộ số 902 chung cư Văn phòng 3, Linh Đàm, được sử dụng từ năm 2013; nhà ở liền kề (nhà số 9, dãy D8, ngõ 13, đường Khuất Duy Tiến, được sử dụng từ năm 2001). Đối với mỗi căn hộ tiến hành khảo sát đo lường CLKK trong nhà của 5 phòng (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng bếp, phòng vệ sinh và gian thờ cúng).

Với khu nhà ở mới, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đo lường nồng độ TVOC và Formaldehyde tại 2 ngôi nhà ở vừa mới được xây dựng xong đưa vào sử dụng: Căn hộ B1105, nhà B (27 tầng), khu đô thị mới Ngoại Giao Đoàn, quận Bắc Từ Liêm; Nhà liền kề No2, dẫy B4 (nhà 5 tầng), khu Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong các ngày tháng 6 - 7/2020, tiến hành đo Formaldehyde (2 lần trong ngày); TVOC (2 lần đo trong ngày).

Từ đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra ba biểu đồ so sánh các thông số PM2.5, Formaldehyde và TVOC như sau:

Chart, bar chart

Description automatically generated

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy nồng độ bụi trong các nhà văn phòng ở Việt Nam đặc biệt là các văn phòng ở Hà Nội có mức nồng độ Pm2.5 trong không khí rất cao, nhất là vào mùa hè. Con số có thể lên tới gấp 2-3 lần so với con số bình quân quy định của các nước trên thế giới là 35 µg/m3. Còn tại các căn hộ, con số này thậm chí còn tệ hơn, cá biệt với các căn hộ có gian thờ cúng thường xuyên đốt hương nhang, nồng độ bụi có thể vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3.7 đến 6.3 lần.

Chart

Description automatically generated

Biểu đồ này thể hiện nồng độ formaldehyde trong 2 căn nhà mới được xây dựng và đưa vào sử dụng trong mùa hè 2020. Trong khi tiêu chuẩn tại các nước phát triển quy định nồng độ formaldehyde cho phép đều dưới 100 µg/m3 (cá biệt có Singapore và Trung Quốc là 120) thì tại các căn nhà mới được xây, nồng độ chất này đều rất lớn từ 279 µg/m3 đến 3135 µg/m3. Đây là một con số vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là với những người có bệnh nền về hệ hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản… Mặc dù vậy nồng độ formaldehyde tại các căn nhà khác lại rất bình thường và đều nhở dưới mức 32.5 µg/m3.

Chart

Description automatically generated

Biểu đồ này là kết quả đo TVOC trong 2 căn nhà ở mới được hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng của Hà Nội. Với con số tham chiếu là nồng độ TVOC cho phép của các nước ở mức 400- 600 µg/m3, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát hơn về chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam. Phần 2 của biểu đồ cho thấy, số liệu đo nồng độ TVOC của phần lớn các phòng của các nhà ở và nhà làm việc thông thường có TVOC dưới 100 µg/m3. Riêng ở căn hộ của nhà chung cư  ĐHBK có gian thờ cúng thường xuyên đốt hương nhang nên có nồng độ TVOC rất lớn, từ 2500  - 3200 µg/m3. Đặc biệt, số liệu đo lường ở phần cuối của biểu đồ cho trị số TVOC của tất cả các phòng của 2 nhà mới xây dựng xong đều rất lớn và biến thiên từ 658 µg/m3 đến 3900 µg/m3.

Như vậy chúng ta có thể thấy, tại các khu dân cư và cả các khu văn phòng, nồng độ PM2.5, TVOC, formaldehyde vẫn còn cao gấp nhiều lần so với thế giới. Việt Nam hiện tại vẫn chưa chính thức có một bộ thông số chung về chất lượng không khí trong nhà nhưng nhiều khả năng bộ thông số của Việt Nam cũng sẽ tương đương so với các nước trên. Như vậy có thể thấy rất nhiều căn hộ, khu văn phòng ở nước ta còn có chất lượng không khí ở mức kém, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nhân viên mà còn khiến cho năng suất lao động, làm việc cùng chất lượng cuộc sống bị giảm rõ rệt. Vì vậy đã đến lúc mọi người nghiêm túc suy nghĩ về chất lượng không khí trong nhà, nơi mà mình dành đến 90% thời gian của cuộc đời để sống và làm việc.

Xem thêm link bài gốc:

http://tapchimoitruong.vn/dien-dan--trao-doi-21/nghien-cuu-xay-dung-tieu-chuan-moi-ve-chat-luong-khong-khi-trong-nha-o-va-nha-cong-cong-22978

Việt Nam chưa có tiêu chuẩn không khí trong nhà: 

https://mes-ionair.vn/tin-tuc/tieu-chuan-clkk-trong-nha-o-viet-nam-va-tren-the-gioi.html

Để được tư vấn thêm về các giải pháp làm sạch không khí trong nhà hãy truy cập: 

https://mes-ionair.vn/giai-phap-va-san-pham.html